Thực Trạng Nguồn Nhân Lực Trong Ngành Du Lịch Tại Việt Nam
Trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0, ngành Du lịch Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm có yếu tố con người. Ngành du lịch đã có rất nhiều cố gắng phát triển nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng phục vụ du khách, tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục tháo gỡ. Theo dõi bài viết dưới đây nhìn rõ thực trạng nguồn nhân lực trong ngành du lịch tại Việt Nam, để định hướng tốt hơn cho công việc tương lai của mình nhé!
Nhiệm vụ của ngành du lịch
Du lịch được mệnh danh là ngành công nghiệp không khói và lợi ích của nó mang lại là vô cùng to lớn. Du lịch đóng góp vào GDP của quốc gia, mang lại công ăn, việc làm cho người dân.
Ngành du lịch một ngành kinh tế mũi nhọn để đầu tư phát triển, trong định hướng phát triển kinh tế của đất nước, Việt Nam đang chú trọng vào ngành kinh tế tiềm năng này, với những nhiệm vụ cụ thể là:
- Cần nâng cao nhận thức về phát triển du lịch.
- Xây dựng đề án cơ cấu lại ngành du lịch để đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch.
- Xây dựng, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật du lịch, ban hành chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư vào du lịch, phát triển nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá du lịch.
- Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch, tập trung nguồn lực tại các địa bàn trọng điểm.
- Đổi mới cách thức, nội dung, bảo đảm thực hiện thống nhất, chuyên nghiệp và hiệu quả trong hoạt động quảng bá du lịch trong và ngoài nước.
- Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch
- Phát triển nguồn nhân lực du lịch.
- Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch.
Thực trạng nguồn nhân lực trong ngành du lịch hiện nay ở Việt Nam
Nguồn lao động chính là yếu tố quyết định thành quả của bất kỳ một ngành kinh tế nào, đồng thời nguồn lao động chất lượng cao trong du lịch sẽ là động lực tạo ra các sản phẩm du lịch đặc sắc để đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu của du khách.
Ngành Du lịch Việt Nam hiện đang thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực. Qua khảo sát mỗi năm ngành du lịch cần 40.000 lao động, tuy nhiên nguồn lực cung cấp chỉ được 20.000 lao động, nhân lực trong ngành du lịch có trình độ chuyên môn không cao, lao động phổ thông chiếm tỷ lệ cao.
Số lượng lao động được tăng lên hàng năm song chất lượng chuyên môn lại chưa được cải thiện nhiều. Chất lượng lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của từng nghề, trong quá trình phục vụ vẫn hay mắc sai sót, tỷ lệ khách hàng phàn nàn về chất lượng còn khá cao.
Sự ổn định về đội ngũ lao động trực tiếp phục vụ du lịch chưa cao. Có sự chênh lệch khá lớn về ý thức, thái độ làm việc, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ giữa đội ngũ lao động trực tiếp phục vụ du lịch trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp Nhà nước hay các doanh nghiệp có quy mô nhỏ.
Chính vì vậy để phát triển ngành du lịch của Việt Nam, chúng ta cần nâng tầm chất lượng hình ảnh cho khách hàng ngành du lịch trong nước và nước ngoài, vấn đề cần cải thiện nhất chính là đào tạo nguồn nhân lực. Qua nhiều môi trường rèn luyện như cao đẳng hướng dẫn viên du lịch hoặc đại học thì chúng ta sẽ có được nguồn nhân lực chất lượng cao hơn.
Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch
>>Xem thêm: Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch Cần Học Những Gì?
- Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật các cơ sở đào tạo du lịch
- Đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ nguồn nhân lực du lịch.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo
- Thực hiện đa dạng hóa hình thức đào tạo
- Củng cố, sắp xếp, nâng cao năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo chuyên ngành hiện có.
- Phát triển cơ sở đào tạo chuyên ngành
- Chuẩn hóa nội dung, chương trình đào tạo
- Tăng cường liên kết, hợp tác trong nước và quốc tế về đào tạo
Với những chia sẻ trên, Cao Đẳng Quốc Tế Thành Phố Hồ Chí Minh hy vọng đã giúp các bạn nhận thấy thực trạng nhân lực du lịch hiện giờ, cũng như cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên tốt nghiệp ngành du lịch. Chúc các bạn đưa ra được lựa chọn hợp lý nhất.
Nhận xét
Đăng nhận xét